Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt để tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt |
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể và cho sức khỏe tốt. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể gồm có sắt trong hemoglobin của nó, sắc tố này mang khí oxy đến các mô từ phổi. Nhưng thiếu sắt trong máu có thể dẫn tới chứng bệnh thiếu máu thiếu sắt, căn bệnh thiếu dưỡng chất phổ biến nhất trên thế giới.
Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Khi một người không có đủ chất sắt, họ có thể mắc chứng bệnh được gọi là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu chất sắt từng được xem là nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ trong một thời gian dài.
Cơ thể cần chất sắt để tạo hemoglobin. Nếu không đủ chất sắt, việc sản xuất hemoglobin bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Sự sụt giảm một lượng trung bình hemoglobin và tế bào hồng cầu lưu thông trong dòng máu được gọi là chứng thiếu máu. Do các tế bào hồng cầu rất cần thiết cho sự vận chuyển khí oxy đi khắp cơ thể nên kết quả của chứng thiếu máu là giảm lượng khí oxy đến các tế bào và các mô, ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào và các mô.
Chứng thiếu máu thiếu sắt không phát triển ngay, thay vào đó, một người bị thiếu máu thiếu sắt trải qua nhiều giai đoạn của thiếu sắt, bắt đầu bằng sự suy giảm chất sắt trong cơ thể nhưng lượng chất sắt trong các tế bào hồng cầu vẫn không thay đổi. Nếu sự suy giảm chất sắt này không được điều chỉnh phù hợp, nó tiếp tục phát triển thành chứng thiếu máu thiếu sắt.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt?
Chứng thiếu máu thiếu sắt có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Thiếu sắt trong chế độ ăn.
- Cơ thể hấp thu chất sắt kém.
- Liên tục mất máu, thường do kinh nguyệt hay do mất máu dần dần ở vùng ruột.
- Các giai đoạn phát triển nhanh.
Một chế độ ăn ít chất sắt thường dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và thanh thiếu niên. Trẻ ăn không đủ hoặc ăn những thực phẩm nghèo chất sắt thường có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cao.
Thiếu sắt có thể dẫn tới hấp thu chì dễ dàng hơn, làm tăng nguy cơ ngộ độc chì ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ sống trong những căn nhà cũ kỹ. Sự kết hợp của thiếu máu thiếu sắt và ngộ độc chì có thể khiến trẻ dễ bị bệnh, có nguy cơ gặp các vấn đề trong học tập và hành vi ứng xử.
Ở trẻ sơ sinh, việc ngưng áp dụng công thức bổ sung chất sắt và cho trẻ uống sữa bò trước 12 tháng tuổi có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt. Sữa bò làm giảm khả năng hấp thu chất sắt và có thể kích thích đường ruột, gây xuất huyết nhẹ ở đường ruột. Sự mất máu chậm và dần dần này, kết hợp với giảm chất sắt đưa vào cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt.
Sinh non và sinh nhẹ cân cũng là các nhân tố khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị thiếu máu thiếu sắt.
Trẻ từ 1-3 tuổi cũng dễ có nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt. Hầu hết trẻ ở tuổi này không còn tiếp tục được bổ sung chất sắt và chúng cũng không ăn đủ thức ăn giàu chất sắt. Chúng cũng thường uống nhiều sữa bò hơn.
Ở những giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, trẻ trai có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, nhưng trẻ gái còn gặp nguy cơ này nhiều hơn do hiện tượng kinh nguyệt khiến bị mất máu và mất đi một lượng sắt dự trữ. Một nguyên nhân khác nữa là nhiều trẻ gái có khuynh hướng ăn chế độ ăn ít chất sắt hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt
Nhiều người bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây ở trẻ:
- Suy yếu và mệt mỏi.
- Da xanh và có màng nhầy.
- Tim đập nhanh.
- Dễ cáu kỉnh.
- Ít muốn ăn uống như trước đây.
- Chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Chẩn đoán bệnh
Bệnh thiếu máu thiếu sắt thường được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn cũng thường gặp ở nhiều bệnh khác nên bác sĩ cần phải biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, ví dụ như chế độ ăn của trẻ.
Điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt
Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt, bạn hãy theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp điều trị bệnh cho trẻ. Ngoài việc tuân thủ theo toa bác sĩ, bạn có thể giúp trẻ như:
- Giúp cho trẻ uống thuốc dễ dàng hơn, bằng cách trộn thuốc với táo hoặc nước cam.
- Tẩy sạch răng cho trẻ sau mỗi lần dùng thuốc để ngăn làm đổi màu men răng.
- Cho trẻ ăn những thức ăn giàu sắt như thịt, cá, thịt gà, nho khô, trái cây sấy khô, khoai lang, rau, đậu lima, đậu chili, đậu xanh, bơ đậu phộng.
- Cho trẻ dùng sữa bột dành cho trẻ em, nhưng không thường xuyên. Đừng cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa này liên tục mà không có ý kiến của bác sĩ khoa nhi.
_______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com