24 tháng 3, 2011

5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu

Các khảo cứu tại nhiều quốc gia cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 95% các trường hợp thiếu máu dinh dưỡng.

1. Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng?
Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự thiếu hụt về kích thước và số lượng hồng cầu hoặc giảm sổ lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của bệnh lý thiếu máu là làm giảm sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể, làm suy giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho các mô tế bào. Có nhiều dạng thiếu máu:
- Thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo hermoglobin, như sắt, vitamin B12, a-xít folic hay vi khoáng đồng.
- Thiếu máu do băng huyết, các bệnh hủy hoại máu trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất...
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thới giới (WTO) thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố ở dưới mức 11mg/100ml máu đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi; dưới 12mg/100ml máu đối với trẻ từ trên 6 tuổi đến 14 tuổi; 13mg/100ml máu ở nam giới và 12mg ở phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai là dưới 11mg/100ml máu.
Các khảo cứu tại nhiều quốc gia cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 95% các trường hợp thiếu máu dinh dưỡng. Tại các nước phát triển như Mỹ, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm 25% trẻ sơ sinh, 30% phụ nữ mang thai, 15% phụ nữ trong thời kỳ hành kinh và 12% ở các cháu tuổi đang lớn. Tại nhiều nước nghèo, tỷ lệ thiếu máu do thiếu chất sắt lên tới 60% phụ nữ và trẻ em đang tuổi lớn.
Ở Việt Nam có tới 60% trẻ em từ 6 tháng đến 24 tháng và khoảng 40% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, từ trẻ sơ sinh đến các cháu đang lớn và ở người có tuổi và đặc biệt là ở phụ nữ.
Thiếu máu có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng như giảm khả năng lao động, giảm khả năng tập trung học tập, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi ảnh hưởng tới kết quả học tập và phát triển trí tuệ, ở phụ nữ - làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển.
2. Những nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt
5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu

Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt có thể là, thiếu chất sắt do chế độ ăn - uống không hợp lý, thiếu những thực phẩm giàu chất sắt, cơ thể không hấp thụ được chất sắt do bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, thiếu một số a-xít trong dạ dày, bệnh đường ruột, dưới tác dụng của tân dược như các loại thuốc chữa loét dạ dày tagamet, zantac hay kháng sinh tetracyline làm giảm dịch vị a-xít trong dạ dày; không sử dụng chất sắt trong trường hợp mắc bệnh dạ dày kinh niên; gia tăng nhu cầu sắt để tăng khối lượng máu ở tuổi đang lớn, có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, thất thoát máu do băng huyết vì thương tích, loét dạ dày, bệnh trĩ, ung thư đường ruột, ký sinh trùng ruột hay khi có kinh nguyệt.
Khi bị thiếu máu thường có những triệu chứng như lơ đễnh, trạng thái mệt mỏi, khó thở khi làm việc nặng, tim đập mạnh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau lưỡi và vòm họng gây khó nuốt thức ăn, móng tay mỏng và phẳng, tóc hay rụng và dễ gãy. Một triệu chứng đặc biệt là bệnh nhân thích ăn đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường.
Triệu chứng thiếu máu do thiếu chất sắt rất đa dạng, tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể và các triệu chứng này không rõ ràng và dễ nhầm lẫn ngay với cả bác sĩ - đặc biệt người bệnh là phụ nữ. Để chẩn đoán chính xác thiếu máu, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm.
3. Vai trò của sắt đối với con người và cách dùng thực phẩm chứa sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu
Trong cơ thể con người có khoảng 5-6g chất sắt, liên kết với nhiều protein khác nhau. Khoảng 2/3 lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, giúp chuyên chở dưỡng khí đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể; chất sắt cũng là thành phần của nhiều loại en-zym trong hệ miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn.
Sắt còn giúp chuyển hóa là beta-carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collegene để liên kết các tế bào với nhau. Sắt còn có chức năng dự trữ ô-xy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt.
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được sắt, thế nên sắt được cung cấp từ nguồn thực phẩm. Có hai lại chất sắt: Một là chất sắt heme (heme iron) có trong các loại thực phầm nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, gan động vật và các loại hải sản, mà cơ thể hấp thụ được khoảng 10-15%, còn loại sắt nonheme (nonheme iron) cps trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau bông cải, súp lơ xanh, quả đậu, bánh mì đen và trái cây như mơ, quả bơ, lạ, hạt hướng dương, hạt bí ngô... có thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 2-3%. Do vậy, khi chọn lựa thực phẩm trong phòng ngừa thiếu chất sắt, điều quan trọng không phải là hàm lượng sắt có trong thực phẩm là bao nhiêu mà là nguồn gốc thực phẩm. Có rất nhiều yếu tố tác động tới mức độ hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể con người.
Các chất xơ thực phẩm, chất tanin, can-xi, đồng và thiếc, hợp chất polifenole có chứa trong cám, đậu phụ, nước chè xanh, cà phê, lạc, các loại đậu, sô cô la sữa, sữa bò và pho-mát làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Để gia tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm nên dùng những thực phẩm giàu vitamin C và axit citric như cam, quýt, lê, táo, dứa, mận, chuối, soài, dưa, bắp cải muối chua, khoai tây, củ cải, bí ngô, súp lơ xanh.
4. Nhu cầu chất sắt hàng ngày của con người là bao nhiêu?
Chất sắt là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu và không thể thay thế được đối với sức khỏe con người. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể để đảm bảo không xẩy ra tình trạng thiếu máu là khoảng 1mg cho cả nam giới và nữ giới (không trong chu kỳ hành kinh); đối với phụ nữ trong chu kỳ hành kinh cần được tăng lên 2mg/ngày; phụ nữ mang thai có nhu cầu chất sắt cao hơn, khoảng 3-4mg/ngày; thiếu niên đang tuổi trưởng thành -2mg/ngày; trẻ sơ sinh - 1,5mg/ngày.
Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ chất sắt từ nguồn thực phẩm của cơ thể rất thấp, nên trong thực đơn ăn - uống sắt từ nguồn thực phẩm của cơ thể phải được tăng lên khoảng 6-10 lần tùy thuộc vào nguồn gốc thực phẩm. Viện thực phẩm và Dinh dưỡng Ba Lan đã công bố lương chất sắt trong bữa ăn hàng ngày theo lứa tuổi và giới tính như sau:
+ Từ 0 đến 1 tuổi: 10-15 mg/ngày
+ Từ 2 đến 9 tuổi: 10mg/ngày
+ Từ 10 tuổi đến 18 tuổi: 16-17mg (cho nữ giới) và 14-15mg (cho nam giới).
+ Từ 19 đến 60 tuổi: 18-19mg (cho nữ giới) và 15mg (cho nam giới).
+ Trên 60 tuổi: 15mg (cho nữ giới) và 13mg (cho nam giới).
5. Những loại thực phẩm nào giầu chất sắt
- Thực phẩm giầu chất sắt phải kể tới đầu tiên là gan động vật và hạt bí ngô, chưa 10mg/100g. Tiếp đến là lòng đỏ trứng gia cầm, giá gạo, giá đỗ, vừng, các loại hạt đậu, đỗ: 5-8mg/100g. Hạt hướng dương, các loại sò, ốc biển, bánh mì đen, lạc, thịt bê, cá biển - 2,5-5mg/100g. Súp lơ xanh, xu hào, cải bông xanh, gạo lức, trái bơ, pho-mát - 0,75-1,5mg/100g.
_________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

23 tháng 3, 2011

Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt để tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt
 Đảm bảo cho trẻ có đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết có thể rất khó, thậm chí khi bạn nghĩ đã chuẩn bị cân bằng các bữa ăn, và duy trì chế độ ăn theo hình kim tự tháp thì cục cưng của bạn vẫn có thể bị thiếu một dưỡng chất quan trọng: Sắt. 

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể và cho sức khỏe tốt. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể gồm có sắt trong hemoglobin của nó, sắc tố này mang khí oxy đến các mô từ phổi. Nhưng thiếu sắt trong máu có thể dẫn tới chứng bệnh thiếu máu thiếu sắt, căn bệnh thiếu dưỡng chất phổ biến nhất trên thế giới.
Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Khi một người không có đủ chất sắt, họ có thể mắc chứng bệnh được gọi là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu chất sắt từng được xem là nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ trong một thời gian dài.
Cơ thể cần chất sắt để tạo hemoglobin. Nếu không đủ chất sắt, việc sản xuất hemoglobin bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Sự sụt giảm một lượng trung bình hemoglobin và tế bào hồng cầu lưu thông trong dòng máu được gọi là chứng thiếu máu. Do các tế bào hồng cầu rất cần thiết cho sự vận chuyển khí oxy đi khắp cơ thể nên kết quả của chứng thiếu máu là giảm lượng khí oxy đến các tế bào và các mô, ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào và các mô.
Chứng thiếu máu thiếu sắt không phát triển ngay, thay vào đó, một người bị thiếu máu thiếu sắt trải qua nhiều giai đoạn của thiếu sắt, bắt đầu bằng sự suy giảm chất sắt trong cơ thể nhưng lượng chất sắt trong các tế bào hồng cầu vẫn không thay đổi. Nếu sự suy giảm chất sắt này không được điều chỉnh phù hợp, nó tiếp tục phát triển thành chứng thiếu máu thiếu sắt.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt?
Chứng thiếu máu thiếu sắt có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Thiếu sắt trong chế độ ăn.
- Cơ thể hấp thu chất sắt kém.
- Liên tục mất máu, thường do kinh nguyệt hay do mất máu dần dần ở vùng ruột.
- Các giai đoạn phát triển nhanh.
Một chế độ ăn ít chất sắt thường dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và thanh thiếu niên. Trẻ ăn không đủ hoặc ăn những thực phẩm nghèo chất sắt thường có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cao.
Thiếu sắt có thể dẫn tới hấp thu chì dễ dàng hơn, làm tăng nguy cơ ngộ độc chì ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ sống trong những căn nhà cũ kỹ. Sự kết hợp của thiếu máu thiếu sắt và ngộ độc chì có thể khiến trẻ dễ bị bệnh, có nguy cơ gặp các vấn đề trong học tập và hành vi ứng xử.
Ở trẻ sơ sinh, việc ngưng áp dụng công thức bổ sung chất sắt và cho trẻ uống sữa bò trước 12 tháng tuổi có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt. Sữa bò làm giảm khả năng hấp thu chất sắt và có thể kích thích đường ruột, gây xuất huyết nhẹ ở đường ruột. Sự mất máu chậm và dần dần này, kết hợp với giảm chất sắt đưa vào cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt.
Sinh non và sinh nhẹ cân cũng là các nhân tố khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị thiếu máu thiếu sắt.
Trẻ từ 1-3 tuổi cũng dễ có nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt. Hầu hết trẻ ở tuổi này không còn tiếp tục được bổ sung chất sắt và chúng cũng không ăn đủ thức ăn giàu chất sắt. Chúng cũng thường uống nhiều sữa bò hơn.
Ở những giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, trẻ trai có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, nhưng trẻ gái còn gặp nguy cơ này nhiều hơn do hiện tượng kinh nguyệt khiến bị mất máu và mất đi một lượng sắt dự trữ. Một nguyên nhân khác nữa là nhiều trẻ gái có khuynh hướng ăn chế độ ăn ít chất sắt hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt
Nhiều người bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây ở trẻ:
- Suy yếu và mệt mỏi.
- Da xanh và có màng nhầy.
- Tim đập nhanh.
- Dễ cáu kỉnh.
- Ít muốn ăn uống như trước đây.
- Chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Chẩn đoán bệnh
Bệnh thiếu máu thiếu sắt thường được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn cũng thường gặp ở nhiều bệnh khác nên bác sĩ cần phải biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, ví dụ như chế độ ăn của trẻ.
Điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt
Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt, bạn hãy theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp điều trị bệnh cho trẻ. Ngoài việc tuân thủ theo toa bác sĩ, bạn có thể giúp trẻ như:
- Giúp cho trẻ uống thuốc dễ dàng hơn, bằng cách trộn thuốc với táo hoặc nước cam.
- Tẩy sạch răng cho trẻ sau mỗi lần dùng thuốc để ngăn làm đổi màu men răng.
- Cho trẻ ăn những thức ăn giàu sắt như thịt, cá, thịt gà, nho khô, trái cây sấy khô, khoai lang, rau, đậu lima, đậu chili, đậu xanh, bơ đậu phộng.
- Cho trẻ dùng sữa bột dành cho trẻ em, nhưng không thường xuyên. Đừng cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa này liên tục mà không có ý kiến của bác sĩ khoa nhi. 

_______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

22 tháng 3, 2011

Ăn nhiều rau xanh, trẻ bị thiếu máu

Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ cho trẻ ăn càng nhiều rau xanh sẽ tốt vì sẽ cung cấp nhiều vitamin. Nhưng việc lạm dụng rau xanh dễ khiến trẻ bị thiếu máu.

Đã thế, do triệu chứng của bệnh không điển hình, gặp ở nhiều bệnh khác nhau, nên trẻ mắc bệnh thiếu máu dễ bị bỏ qua.

30% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu

Mấy hôm thời tiết thay đổi, bé Tuấn, bốn tuổi, con chị Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội), bị ho nhiều, đau rát họng nên gia đình đưa đi khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám họng, các bác sĩ thấy da bé Tuấn hơi xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt nên cho làm thêm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy, bé Tuấn bị thiếu máu. “Thỉnh thoảng thấy bé kêu chóng mặt, đang chạy nhảy lại thở dốc, mặt nhợt, nhưng gia đình cho rằng do bé nô đùa quá sức. Từ trước đến nay, tôi không biết là trẻ nhỏ cũng bị thiếu máu mà cứ tưởng bệnh này chỉ gặp ở người lớn và bà bầu”, chị Bình tâm sự.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết không riêng gì chị Bình mà rất nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được căn bệnh thiếu máu ở trẻ. Kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 cho thấy gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thiếu máu. Tuy nhiên, hầu hết trẻ chỉ được phát hiện khi đến bệnh viện khám một bệnh nào đó. Với các trường hợp trẻ thiếu máu nhẹ chỉ có biểu hiện da hơi xanh, niêm mạc môi và vành mắt nhợt nhạt. Nặng hơn thì da xanh nhiều, thậm chí có trường hợp thiếu máu quá nặng sẽ dẫn tới suy tim, khó thở, tim đập nhanh hoặc là trẻ bị phù.



Mắc bệnh vì lạm dụng rau xanh

Tiến sĩ Dũng cho biết, nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ nhỏ là thiếu sắt do ăn quá nhiều rau. “Nhiều bà mẹ trong thực đơn cháo của trẻ cho tới 6 loại rau, củ quả xay nhuyễn. Việc ăn quá nhiều rau làm cản trở hấp thụ sắt, gây ra thiếu máu”, tiến sĩ Dũng nói.

Một nguyên nhân khác gây thiếu máu là trẻ mắc bệnh lý chảy máu dạ dày hoặc có nhiều giun, đặc biệt là giun móc và giun tóc nhưng không được tẩy giun định kỳ.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ thiếu máu do bệnh lý cần phải được tẩy giun, chữa loét dạ dày. Nếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, cha mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, dùng nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa nhiều sắt như thịt, gan, trứng… Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn rau quả và thức ăn giàu vitamin C, vì đây là chất giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt. Cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa trong bữa ăn vì sữa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Đối với trẻ thiếu máu nặng có thể cho uống bổ sung sắt. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ liều lượng bổ sung sắt của bác sĩ, uống ít nhất trong vòng một tháng và nhiều nhất là ba tháng. Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm, vì thiếu sắt gây thiếu máu còn thừa sắt dẫn đến hiện tượng gan, lách, phổi bị nhiễm sắt.

Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Với trẻ dưới hai tuổi, thiếu máu làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Với trẻ dậy thì, thiếu máu gây mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

_________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

21 tháng 3, 2011

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN

1. Y HỌC HIỆN ĐẠI:
1.1. Đại cương:
Bệnh thiếu máu huyết tán là một trạng thái trong đó tuổi thọ trung bình của hồng cầu giảm. nghĩa là dưới 100 ngày.
- Sự tiểu hủy hồng cầu mang tính chất sinh lý hàng ngày khoảng 1%. Trong tan máu có sự hủy diệt hồng cầu tăng lên gấp bội.
- Rút ngắn thời gian sống của hồng cầu là yếu tố cơ bản của bệnh lý thiếu máu tan máu.
- Thiếu máu tan máu có thể là bệnh tự nhân hay di truyền - gọi là thiếu máu tan máu trực tiếp và cũng có thể là thiếu máu mắc phải - thiếu máu tan máu thứ phát.
- Thiếu máu tan máu di truyền tạo nên do sự cấu trúc bất thường về gen ở hồng cầu.
- Thiếu máu tan máu mắc phải trong phần lớn các trường hợp đều tìm thấy nguyên nhân. Sự tan máu này xảy ra nhanh, cơ chế ngoài hồng cầu ra chúng ta chưa rõ.
1.2. Phân loại:
- Thiếu máu tan máu loại hồng cầu hình cầu.
- Thiếu máu tan máu loại hồng cầu hình quả lê, giọt nước, elip..
- Thiếu máu tan máu loại hồng cầu hình còn các thể Hein - Joly.
- Thiếu máu tan máu loại hồng cầu hình còn huyết sắc tố F.H - Bệnh Thalasemie.
1.2.2. Thiếu máu tan máu mắc phải hay thứ phát.
- Thiếu máu tan máu mắc phải với sự kháng thể nóng.
- Thiếu máu tan máu mắc phải sự tự kháng thể lạnh.
- Thiếu máu tan máu mắc phải không có tự kháng thể.
- Thiếu máu tan máu không rõ nguyên nhân.
- Thiếu máu tan máu do các yếu tố vật lý hóa học, thuốc, các độc chất thực vật.
1.3. Thiếu máu tan máu hay gặp ở Việt nam:
1.3.1. Thiếu máu tan máu bẩm sinh di truyền hồng cầu hình cầu Minkowskt chau ffard : Hồng cầu hình tròn, màng dầy hơn bình thường làm vận chuyển muối trong và ngoài kém, mặt khác màng những hồng cầu này mất cấu trúc Lipit. Chính cấu trúc như vậy hồng vầu dễ bị thực bào ở gan và lách.
- Bệnh mang tính chất gia đình và hay gặp trẻ em, diễm biến trường diễn, vàng da (rõ trong đợt cấp), gan lách to, Bilirubin tăng ít, sức bền của hồng cầu giảm, đời sống hồng cầu ngắn, thiếu máu chỉ rõ trong đợt cấp.
- Điều trị: Cắt lách. Nếu thiếu máu nặng có thể truyền máu.
1.3.2.Thiếu máu tan máu bẩm sinh di truyền khác:
- Thiếu máu tan máu do thiếu men Glucoza 6 Phosphat dehydrogenza.
- Thiếu máu tan máu do thiếu enzym pyruvatkinaza.
- Thiếu máu tan máu do tồn tại huyết sắc tố F, H ở tuổi trưởng thành (bệnh Thalasesi).
Bệnh nhân thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, do và niêm mạc xanh nhợt, gan to, lách to, mạch nhanh, đời sống cầu giảm, Bilirubin tăng, sắt huyết thanh tăng.
Điều trị: Có thể cắt lách.
1.3.3.Thiếu máu tan máu mắc phải do tự kháng thể nóng: màng hồng cầu hoặc trong huyết thanh có tự kháng thể nóng (370C).
Bệnh hay gặp trẻ em và người trưởng thành, xảy ra nhanh, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ù tai nhức đầu, có khi có sốt, da vàng đậm, gan lách to.
Hồng cầu giảm nặng ở thể cấp, huyết sắc tố giảm, hồng cầu lưới tăng. Sức bền hồng cầu giảm pháp Coombs (+), Bilirubin gián tiếp trong huyết thanh tăng.
Điều trị chủ yếu bằng Cocticoit.
1.3.4. Thiếu máu tan máu tự miễn mắc phải với tự kháng thể lạnh:
Tự kháng thể gắn trên bề mặt của hồng cầu hoặc tự do trong huyết thanh. Khi gặp môi trường thuận lợi trở thành kháng nguyên gây vỡ hồng cầu. Trên lâm sàng có thể tan máu từng đợt, nên có vàng da từng đợt, da niêm mạc tái nhợt. Cận lâm sàng tốc độc máu lắng tăng, nghiệm pháp Coombs (+), hồng cầu và Hemoglobin giảm.
Điều trị: Giữ ấm, Cocticoit liệu pháp, vitamin B,C, truyền máu khi có thiếu máu nặng.
1.3.5. Các loại tan máu khác:
- Thiếu máu tan máu không rõ nguyên nhân.
- Thiếu máu tan máu do chất độc hóa học hoặc do thuốc.
- Thiếu máu tan máu đông kháng thể.
- Thiếu máu tan máu do truyền máu.


2. Y HỌC CỔ TRUYỀN:
2.1. Bệnh danh: Bệnh thuộc phạm trù chứng "Hư lao", "Hoàng đản".
2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Bệnh thường do chất độc phá hoại huyết dịch hoặc hậu thiên - tỳ vị chức năng không kiện toàn, không thể sinh hóa khí huyết, khi huyết hư khó phục hồi... mà dẫn tới chứng váng đầu, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.
Trường hợp nặng do thận dương không phấn chấn hoặc thiếu máu từ nhỏ - tiên thiên không đầy đủ, dương không sinh âm, âm huyết không thể sinh trưởng, tinh huyết thiếu thốn, thức ăn không vận hóa thành khí mà thành thủy thấp. thấp lâu hóa nhiệt ở tỳ vị chưng đốt can đởm ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch mật, dịch mật tràn ra cơ phù thành chứng hoàng đản, hàn nhiệt vãng lai, và vị trọc ngược lên sinh chứng buồn nôn, nôn. Thấp nhiệt can đởm lâu sinh chứng khí huyết bất hòa, khí trệ huyết ngưng cho nên thấy chứng chưng hà tích tụ ở gan lách.
Từ đó có phép chữa:
Thấp nhiệt can đởm - hoàng đản: Thanh thấp nhiệt, kiện tỳ bổ thận, gọi là cấp chữa ngọn hoãn chữa gốc.
Nếu thiên thiên không đầy đủ hoặc bệnh lâu nên luận trị từ tỳ thận.
2.3. Biện chứng luận trị:
2.3.1. Thể tỳ thận đều hư:
* Chứng trạng:
Sắc mặt vàng rơm, đầu váng, tai ù, lưng mỏi, chân mềm, ăn kém. Đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, mạch tế. Do bệnh lâu ngày tái đi tái lại dẫn tới tỳ thận đều hư mà dương không sinh âm cho nên khí huyết đều hư.
* Pháp điều trị: Bổ dưỡng tỳ thận trợ dương sinh âm.
* Bài thuốc : Bát trân thang (Chính thể loại yếu) gia giảm:
- Đảng sâm
12g
- Bạch truật
12g
- Phục linh
09g
- Bạch thược
09g
- Chính cam thảo
06g
- Đương qui
09g
- Sinh địa
09g
- Thục địa
09g
- Xuyên khung
06g
- Hoàng kỳ
09g
- Tiên linh tỳ
09g
- Thỏ ty tử
09g
- Tiên hạc thảo
30g
- Tục đoạn
12g
- Hồng táo
07 quả
-

* Y nghĩa bài thuốc:
Thiếu máu dần nặng lâu ngày, khí huyết hư khó hồi phục, không chỉ chức năng tỳ vị không kiện toàn, không thể sinh hóa khí huyết mà thận dương không phấn chấn, dương không sinh âm, dẫn tới âm huyết không thể sinh trưởng.
Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo: ích khí kiện tỳ để bổ xung nguồn sinh hóa của khí huyết.
Đương qui, Bạch thược, Địa hoàng, Xuyên khung: Bổ âm dưỡng huyết, hoạt huyết sinh huyết.
Tiên linh tỳ, Thỏ tỳ tử: Ôn nhu để bổ can thận, mạch gân cốt, thông huyết mạch
Tiên hạc thảo: Phòng xuất huyết, bổ khí huyết.
Hồng táo: Bổ tỳ vị, điều hòa các vị thuốc, khiến dương sinh âm trưởng, dinh dưỡng dần sung túc, âm huyết sinh đầy đủ, thiếu máu sẽ có cải thiện.
2.3.2. Phòng bệnh:
- Thiếu máu tan máu do thiếu men Glucoza 6 phosphat dehydrogenza.
Người bệnh này tránh sử dụng một số thuốc Oxy hóa như Aspirin Sulfanilamide... không ăn Đậu tầm.
- Vùng có tỷ lệ phát bệnh thiếu máu dạng Địa trung hải cao nên có tư vấn hôn nhân.

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

20 tháng 3, 2011

Tìm ra cơ chế gây bệnh thiếu máu

Tình trạng thiếu oxi khi bị thiếu máu
Tình trạng thiếu oxy khi bị thiếu máu
Từ nhiều năm nay, các chuyên gia biết rằng một loại hoóc môn có tên hepcidin điều chỉnh lượng sắt tuần hoàn trong máu, nhưng cách thức chúng tương tác với tế bào vẫn còn là điều bí ẩn. Nay thì bức màn bí mật đã được vén lên.
Các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ cho rằng phát hiện của họ có thể dẫn đến việc tìm ra biện pháp điều trị mới đối với bệnh thiếu máu và hemochromatosis - một tình trạng có thể phá hủy các cơ quan nội tạng. Đây là 2 bệnh có liên quan đến rối loạn sắt chủ yếu.
“Giờ đây chúng tôi đã biết được những tác nhân gây bệnh”, Tomas Ganz, giáo sư Y khoa, tuyên bố.
Theo ông Tomas Ganz, sắt rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng các bệnh mãn tính có thể làm thay đổi lượng sắt trong máu. Khi lượng sắt trở nên quá ít, bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện. Ngược lại, khi lượng sắt quá nhiều sẽ gây ra một rối loạn gene - còn được gọi là hội chứng hemochromatosis - hủy diệt các cơ quan nội tạng quan trọng.
“Khi ta lấy quá nhiều sắt từ thức ăn vào cơ thể, đầu tiên chúng sẽ lắng xuống gan. Tại đây chúng gây thương tổn cho các mô. Hậu quả là gan sẽ bị phá hủy, thậm chí còn có thể bị ung thư”, Ganz giải thích.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng hepcidin có vai trò quan trọng đối với 2 căn bệnh do rối loạn sắt này. Trong công trình của mình, Ganz và cộng sự theo dõi hoạt động của tế bào dưới kính hiển vi để tìm ra cơ chế đứng đằng sau mối quan hệ đó.
“Chúng tôi phát hiện ra một loại thụ thể trên bề mặt tế bào, có tên ferroportin, có chức năng tiếp nhận hoóc môn hepcidin. Ngoài ra, trong mỗi tế bào tồn tại một ống dẫn mà nhờ đó sắt thoát ra khỏi tế bào. Song khi lượng hepcidin trở nên dư thừa, chúng sẽ bịt đường dẫn này, khiến cho sắt bị kẹt lại trong tế bào. Hiện tượng này khi xảy ra trong dạ dày sẽ làm mất khả năng lấy sắt từ thức ăn của cơ quan tiêu hóa, trong khi đó tại những cơ quan khác của cơ thể nó làm cho quá trình giải phóng sắt ra khỏi tế bào ngừng lại”, Ganz cho biết.
Thật không may, tuỷ xương của chúng ta lại cần một lượng cung cấp sắt ổn định để tạo ra tế bào hồng cầu mới, và khi lượng hepcidin dư thừa cắt đứt nguồn cung cấp này, bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện.
Trong khi đó, tình trạng thiếu hepcidin dường như lại làm tăng hoạt động của thụ thể ferroportin khiến cho chúng lấy vào quá nhiều sắt từ thức ăn. Đây là tình huống thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh hemochromatosis.
“Chúng ta có thể phát triển các loại thuốc có tác dụng tương tự như hepcidin để bổ sung cho những bệnh nhân bị thiếu hormone này. Hoặc chúng ta có thể tìm ra những loại phân tử chống lại hoạt động của hepcidin để trị bệnh thiếu máu - căn bệnh phát sinh từ sự dư thừa hormone hepcidin - ở người bị các bệnh kinh niên”, Ganz nói về phương hướng tìm ra biện pháp điều trị mới. 

_______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

19 tháng 3, 2011

Bệnh thiếu máu di truyền giúp cơ thể chống lại sốt rét

Những trẻ em bị di truyền một chứng bệnh rối loạn máu có tên alpha thalassemia thường sinh ra những tế bào máu nhỏ một cách bất thường, một dạng thiếu máu nhẹ. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện ra chứng rối loạn này cũng có ích – nó có thể bảo vệ trẻ em trước một trong những căn bệnh chết người nhất thế giới, bệnh sốt rét. 

Theo Tiến sĩ Karen Day, giảng viên và Chủ nhiệm khoa Y học ký sinh của Trường Y Đại học New York, chỉ huy công trình nghiên cứu cùng các cộng sự tại Đại học Oxford, “Chúng tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra lượng hemoglobin nhỏ hơn trong nhiều tế bào máu có tác dụng chống lại bệnh sốt rét.” Hemoglobin là một loại protein chuyên chở oxy trong các tế bào hồng cầu.
Công trình mới cho thấy cách thức trẻ em mắc chứng bệnh alpha thalassemia dạng nhẹ có thể được bảo vệ chống lại chứng thiếu máu do sốt rét. Nghiên cứu đăng tải trên ấn bản tháng 3 của tờ PLoS Medicine, đã đưa ra lời giải cho một hiện tượng xảy ra cách đây hơn 50 năm.
Khoảng 800 trẻ em sống ở Papua, New Guinea, tham gia vào công trình. Sốt rét là bệnh dịch ở Papua New Guinea và khoảng 68% trẻ em ở đây mắc alpha thalassemia. Tiến sĩ Day và nghiên cứu sinh Freya J.I. Fowkes cùng các cộng sự từ Đại học Oxford, Viện nghiên cứu Y học Papua New Guinea, và Đại học Swansea cho thấy một đợt lên cơn sốt rét nặng sẽ làm mất từ 1/3 đến 1/2 tổng số tế bào hồng cầu trong cơ thể, tương đương với hàng triệu triệu đơn vị trong một lít máu. Trẻ em mắc chứng alpha thalassemia có thể sống sót qua đợt lên cơn vì bản thân chúng có nhiều tế bào hồng cầu hơn trẻ em không mắc bệnh tử 10 đến 20%.
(Ảnh minh họa: Fi.edu)Tiến sĩ Day nói: “Điều này thực quá đơn giản và đáng chú ý. Trẻ em mắc alpha thalassemia đã thích nghi với việc mất các tế bào hồng cầu liên quan đến sốt rét bằng việc sản sinh ra nhiều tế bào hơn với lượng hemoglobin ít hơn. Vì vậy bọn trẻ có thể vượt qua khi chúng có tổng số hemoglobin nhiều hơn sau khi lên cơn so với trẻ em bình thường.”
Sốt rét đã là tai họa trong suốt hàng nghìn năm. Vật ký sinh gây bệnh trải qua phần lớn cuộc đời của chúng bên trong tế bào hồng cầu người, những tế bào cuối cùng cũng bị chúng phá hủy. Trẻ em bị sốt rét sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng khi mất tế bào máu dẫn đến lượng hemoglobin ít hơn số 50g/lít.
Bệnh sốt rét hành hạ hơn hàng trăm triệu người và gây ra cái chết cho gần 2 triệu người mỗi năm ở châu Phi và châu Á. Phần lớn những nạn nhân là trẻ em. Tại một số vùng trên thế giới, sốt rét là bệnh dịch, biến thể đã xuất hiện và giúp con người sống sót.
Cách đây gần 60 năm một nhà sinh học tiên tiến tiếng tăm là J.B.S.Haldane tuyên bố chứng thalassemias phổ biến đối với người vì chúng giúp chúng ta chống lại bệnh sốt rét. Alpha thalassemia phổ biến ở châu Á, Địa Trung Hải và Melanesia, những nơi có dịch sốt rét phổ biến. Vào giữa thập kỷ 90, các nhà khoa học làm việc tại bờ biển bắc của Papua New Guinea chứng minh trẻ em mắc Alpha thalassemia dạng nhẹ, những trẻ thừa hưởng biến thể phần “alpha” của gien hemoglobin từ bố mẹ sẽ được bảo vệ khỏi sốt rét. Những trẻ em này ít có khả năng thiếu máu nghiêm trọng hơn trẻ em bình thường khoảng 60%, tuy nhiên cơ chế bảo vệ vẫn chưa được khám phá.
Tiến sĩ Day và cộng sự tiến hành công trình của mình trên cùng nhóm trẻ em. “Chúng tôi đang đưa ra một cơ chế bảo vệ bất ngờ chống lại thiếu máu nghiêm trọng do sốt rét. Chúng tôi chỉ ra được Alpha thalassemia đem lại lợi ích cho trẻ bằng cách sản sinh ra nhiều tế bào hồng cầu hơn.”
Theo Viện nghiên cứu gien người Quốc gia, thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe Quốc gia, những cá nhân mắc Alpha thalassemia có nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Nặng nhất trong các dạng của Alpha thalassemia, thường thấy ở Đông Nam Â, Trung Quốc và Filipino, gây ra chết bào thai hoặc chết non. 

_____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

18 tháng 3, 2011

Liệu pháp gen có thể giúp bệnh nhân bị thiếu máu

Các nhà khoa học Mỹ và Pháp ngày 15/9 cho biết, những bệnh nhân bị thiếu máu thuộc loại gen hiếm có thể có hy vọng thoát khỏi căn bệnh này mà không cần phải truyền máu nhờ vào liệu pháp gen.
Nghiên cứu này, đăng trên tạp chí Nature, là một thành công hiếm thấy trong lĩnh vực liệu pháp gen, tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia nói rằng vẫn cần phải tiến hành thêm thí nghiệm để khẳng định điều này.
Beta thalassemia là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường do đột biến gen β-globin nằm trên cánh ngắn NST 11 qui định, gây giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi β globin. Beta thalassemia là một trong những bệnh huyết sắc tố phổ biến nhất khắp thế giới.
Các nhà khoa học đã sử dụng liệu pháp gen để điều chỉnh những gen bị lỗi chiụ trách nhiệm về điều kiện của các tế bào gốc tủy xương và sau đó truyền ngược lại vào các bệnh nhân.
Tiến sỹ Marina Cavazzana-Calvo của Đại học Paris cho biết, sau khoảng gần ba năm, các bệnh nhân sử dụng liệu pháp này đã trở nên khỏe mạnh mà không cần phải truyền máu trong một khoảng thời gian kéo dài.
Liệu pháp gen là một phương pháp khó nhưng đầy hứa hẹn đối với y học, dựa trên ý tưởng rằng những gen bị lỗi mà gây ra một số bệnh có thể sửa chữa được. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những cách thức hiệu quả để bơm những gen đã được điều chỉnh trở lại cơ thể một cách an toàn.
Các loại virus cũng thường được sử dụng để mang những gen này vào cơ thể nhưng phương pháp này mang tính rủi ro cao bởi bản thân những virus này cũng rất nguy hiểm.
Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khỏe mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe do RBCs chứa hemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể.
Bệnh thiếu máu có thể gây ra các biến chứng khác nhau, bao gồm gây mệt mỏi và gây áp lực lên các cơ quan của cơ thể.
Bệnh thiếu máu có thể do nhiều vấn đề gây ra, nhưng có 3 nguyên nhân chính gây ra thiếu máu, đó là sự phá hủy quá mức của RBCs; mất máu; và sự sản sinh RBCs không đủ.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như do các rối loạn di truyền, các vấn đề dinh dưỡng (như thiếu sắt hay thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng bệnh ung thư hay do dược phẩm hoặc độc chất.

_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →